WOUND

WOUND: Lựa chọn đầu tiên về tính tiện dụng có chứng minh lâm sàng cho các vết thương cấp tính và mãn tính

Theo PubMed, chăm sóc vết thương chiếm một phần lớn trong khối lượng công việc ngày càng tăng của các nhân viên y tế. Nhu cầu về một sản phẩm hiệu quả về chi phí có thể được sử dụng trên nhiều loại vết thương và đáp ứng nhiều yêu cầu (ví dụ: điều biến protease, kháng khuẩn, bảo vệ da quanh vết thương, kiểm soát sự thấm ướt (maceration) và chức năng hàng rào bảo vệ) đã được ghi nhận. Ngày nay có rất nhiều loại băng vết thương đều đáp ứng một số, mặc dù không phải tất cả, các yêu cầu này. Chọn sản phẩm phù hợp giúp giảm thời gian lành thương, cung cấp khả năng chăm sóc hiệu quả về chi phí và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bài viết này phân tích các đặc tính quan trọng của các sản phẩm chăm sóc vết thương, tìm hiểu nhu cầu giải phóng thời gian chăm sóc vết thương cho y tá/điều dưỡng và mô tả cách bệnh nhân có thể tham gia vào quá trình tự chăm sóc vết thương hiệu quả, phân tích WOUND như là một sản phẩm giúp tiết kiệm chi phí và dễ sử dụng đã được chứng minh hiệu quả lâm sàng. Các ca lâm sàng thành công điển hình của WOUND được thực hiện bởi chuyên gia chăm sóc vết thương Stuart Elliott, St Mary’s Hospital, Isle of Wight, Anh Quốc, cũng được trình bày để làm nổi bật ứng dụng lâm sàng của sản phẩm mới này.

Tự chăm sóc (self-care) trong quản lý vết thương

Chi phí lớn nhất cho dịch vụ chăm sóc điều dưỡng là thời gian các nhân viên y tế dành cho bệnh nhân của họ, trong đó bao gồm thời gian dành riêng cho việc thay băng (Drew và cộng sự, 2007). Corrigan (2009) cho rằng bệnh nhân là nguồn lực lớn nhất chưa được khai thác và từ lâu, các nghiên cứu y khoa đã công nhận tầm quan trọng của việc tự chăm sóc và tính chủ động của bệnh nhân. Hibbard và Gilburt (2014) đã chỉ ra rằng kết quả tốt hơn ở những bệnh nhân có khả năng chủ động chăm sóc cao hơn. Charles và cộng sự (2018) đề xuất rằng bệnh nhân nên được khuyến khích kiểm soát sức khỏe và tự chăm sóc của bản thân (self-care), gia đình và người thân nên tham gia vào việc chăm sóc. Một nghiên cứu của Kapp và cộng sự (2018) cho rằng các hệ thống chăm sóc sức khỏe nên tạo ra nhiều mô hình lấy bệnh nhân làm trung tâm, đặc biệt là chăm sóc vết thương. Việc tự quản lý vết thương không chỉ giúp giảm thời gian của nhân viên y tế mà còn tránh được việc đi lại và chi phí cho bệnh nhân khi có thể băng bó vết thương tại nhà của họ. Một đánh giá của Nuffield Trust cho thấy rằng các sáng kiến ​​cộng đồng được thiết kế để hỗ trợ tự chăm sóc đã làm giảm hoạt động của bệnh viện và chi phí toàn hệ thống (Imison và cộng sự, 2017).

Thông qua việc tự quản lý tình trạng của mình, bệnh nhân có thể tham gia vào việc giải quyết vấn đề, ra quyết định, sử dụng nguồn lực và thực hiện hành động (Lorig và Holman, 2003). Bệnh nhân kiểm soát nhiều hơn tình trạng của họ, cải thiện các triệu chứng của họ, chất lượng cuộc sống tốt hơn và chăm sóc thuận tiện hơn (Hiệp hội Y khoa Anh, 2015).

Thật vô cùng cần thiết để tìm kiếm một sản phẩm chăm sóc vết thương dễ sử dụng, tiện dùng, hiệu quả để bệnh nhân có thể tự chăm sóc, do đó giảm số lần họ phải thay băng, tiết kiệm thời gian cho y tá/điều dưỡng và khuyến khích bệnh nhân tham gia vào việc quản lý vết thương của họ. Mặc dù nhiều sản phẩm chăm sóc vết thương hiện có đáp ứng một số lợi ích mong muốn, nhưng rất ít sản phẩm đáp ứng cùng lúc nhiều yêu cầu tiêu chuẩn của một sản phẩm chăm sóc vết thương lý tưởng (non-stop product).

Đặc tính và tiêu chuẩn của một sản phẩm chăm sóc vết thương

Các thuộc tính và tiêu chuẩn sau đây đã được xác định là quan trọng trong tất cả các giai đoạn chữa lành vết thương:

Môi trường ẩm của vết thương: độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc chữa lành vết thương và là một tính năng thiết yếu trong các sản phẩm chăm sóc vết thương hiện đại (Winter, 1962). Môi trường vết thương ẩm được biết là hỗ trợ chữa lành vết thương bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của tế bào và sự khuếch tán của các tế bào tín hiệu (cell signaling) và chất dinh dưỡng vào vùng vết thương (Sharman, 2003).
Thay băng không đau: thay băng có thể liên quan đến đau và tổn thương mô hạt và biểu mô tái tạo do sự dính chặt của băng vào nền vết thương (Burton, 2004).
Tác dụng kháng khuẩn: vết thương dễ bị nhiễm khuẩn trong toàn bộ các giai đoạn của tiến trình lành thương (Guo và DiPietro, 2010). Giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ cũng như giảm tải lượng vi khuẩn hiện có có thể đạt được bằng cách dùng sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn (Woo et al, 2008).
Chăm sóc vùng da quanh vết thương: hai vấn đề chính thường gặp trong chăm sóc vết thương, đặc biệt là trong điều trị vết thương mãn tính: thứ nhất, da của những bệnh nhân có vết thương mãn tính (chủ yếu là người lớn tuổi, thường mắc bệnh lý mạch máu và / hoặc bệnh tiểu đường) thường không được cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng, dẫn đến khô và đóng vảy, với chức năng hàng rào bảo vệ da bị suy giảm (Cameron, 2004). Thứ hai, da quanh vết thương có thể bị sần sùi do tiếp xúc liên tục với dịch tiết vết thương (Butcher, 2000). Do đó, cải thiện tính đàn hồi và chức năng hàng rào của da xung quanh vết thương cũng như bảo vệ chống lại dịch tiết từ vết thương là một phần quan trọng của chăm sóc vết thương hiện đại (Cutting and White, 2002).

Giải pháp chăm sóc vết thương “tất cả trong một” với WOUND

WOUND (được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi DTP MEDICAL) là một loại băng vết thương tạo phim có đặc tính làm ẩm vết thương, ở dạng xịt, bao gồm sự kết hợp cộng hợp của dầu Neem và dầu Hypericum perforatum (St. John’s wort). WOUND cho phép điều trị rất đơn giản các vết thương cấp tính và mãn tính. Hiệu quả và độ an toàn của WOUND đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu lâm sàng.

WOUND tạo ra một lớp phim dầu mỏng trên bề mặt vết thương, ngăn cản sự bay hơi hơi ẩm từ vết thương do tính chất kỵ nước của dầu. Bằng cách giảm sự bốc hơi ẩm, WOUND tạo ra một môi trường vết thương ẩm. Các chuỗi phân tử C (12-22 nguyên tử C) trong dầu tự nhiên có trong WOUND cho phép khả năng bán thẩm thấu. Nhà sản xuất đã thử nghiệm WOUND trong các điều kiện mô phỏng, và nó được phát hiện có khả năng tạo ra một một màng bán bít (semi-occlusive) giảm sự truyền hơi ẩm ra khỏi vị trí vết thương.

WOUND có tác dụng kháng khuẩn mà không có tác dụng phụ gây độc tế bào, ức chế quá trình lành vết thương. Các axit béo, chẳng hạn như axit oleic và axit linoleic, bao phủ màng tế bào vi khuẩn, làm bất động vi khuẩn và gây ly giải thành tế bào vi khuẩn do hoạt động bề mặt của chúng (Desbois và Smith, 2010; Galbraith và Miller, 1973). Đặc tính kháng khuẩn của WOUND có nghĩa là ngay cả trong môi trường không được kiểm soát tại nhà bệnh nhân, việc kiểm soát nhiễm trùng vẫn được duy trì. Ngoài ra, với dạng dùng không tiếp xúc vết thương (non-touch) của WOUND làm giảm nguy cơ nhiễm trùng hơn nữa.

Rất cần thiết phải điều chỉnh lựa chọn băng thứ cấp cho phù hợp với lượng dịch tiết ra. Lớp phim dầu trong WOUND ngăn không cho băng thứ cấp dính vào vết thương, do đó cho phép thay băng dễ dàng và không gây đau. Với dạng xịt của WOUND, có thể được áp dụng cho bất kỳ kích thước và loại vết thương nào. Việc sử dụng băng không dính như WOUND giúp hỗ trợ tiến trình lành thương, bởi vì không làm tổn thương mô hạt và biểu mô trong khi thay băng.

Hunziker và cộng sự (2012) đã đánh giá những thay đổi về cảm giác đau chủ quan trong quá trình điều trị 105 bệnh nhân sử dụng WOUND. Họ nhận thấy rằng việc áp dụng WOUND rõ ràng có tác dụng giảm đau đối với những bệnh nhân có vết thương mãn tính.

Eggenberger (2013) đã so sánh số lần thay băng dựa trên phác đồ chăm sóc vết thương hiện tại (giai đoạn II, 4 tuần) với số lần thay băng khi sử dụng WOUND (giai đoạn III, 4 tuần) trong 2 tháng. Trong mỗi lần thay băng, nó được ghi lại liệu vết thương có cần được làm sạch hay không và liệu có cần thiết thực hiện mở ổ (lấy tế bào chết) hay không. Eggenberger và cộng sự (2013) phát hiện ra rằng WOUND dường như làm giảm số lần mở ổ và số lần thay băng kèm rửa vết thương. Trong giai đoạn II, với việc sử dụng quy trình chăm sóc vết thương hiện có, 90% trường hợp thay băng cần làm sạch vết thương và 29% cần tẩy tế bào chết. Trong giai đoạn III, sử dụng WOUND, chỉ 43% trường hợp thay băng cần làm sạch vết thương và 5% cần tẩy tế bào chết.

Vùng da xung quanh vết thương thường khô, đóng vảy và bị kích ứng bởi dịch tiết từ vết thương (Adderley, 2010). WOUND bảo vệ da và hỗ trợ chức năng hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh (Hunziker và cộng sự, 2012) do hàm lượng axit béo không bão hòa cao (Prottey và cộng sự, 1976; Viola và Viola, 2009).

Trong năm 2011, các bác sĩ lâm sàng và chuyên gia vết thương từ 8 bệnh viện Thụy Sĩ đã thực hiện 105 báo cáo ca lâm sàng từ những bệnh nhân đã được điều trị bằng WOUND. Có 37 vết thương cấp tính và 68 vết thương mãn tính với độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 70 tuổi (Hunziker và cộng sự, 2012). Ở thời điểm bắt đầu điều trị, vùng da quanh vết thương chiếm 12,3% (13/105) vết thương bị thấm ướt (maceration). Sau khi điều trị 50%, vùng da quanh vết thương của 4% (4/105) tất cả vết thương bị thấm ướt; điều này tương đương với việc giảm 70%. WOUND do đó có khả năng làm giảm sự thấm ướt vết thương ra vùng da xung quanh. 92 vết thương không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự thấm ướt (maceration) trong suốt quá trình điều trị với WOUND.

Trong một nghiên cứu quan sát, Herzig và cộng sự (2014) đã thử nghiệm việc sử dụng WOUND trong số 174 bệnh nhân có vết thương từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013. Các loại vết thương bao gồm: vết thương do cắt bỏ áp xe (n = 60), vết thương xoang lông (n = 28), vết thương do chấn thương (n = 12), loét tĩnh mạch chân (n = 12), vết khâu bị đứt chỉ (n = 9), vết thương bỏng (n = 8), loét chân do tiểu đường (n = 6), loét chân do động mạch (n = 4) và những vết thương khác (n = 35). 174 bệnh nhân (88%). Điều trị với WOUND dẫn đến đóng vết thương hoàn toàn với 153 trường hợp trong số 174 bệnh nhân (88%). Trong 21 trường hợp (12%), việc điều trị đã được ngừng lại vì những lý do không liên quan đối với việc sử dụng WOUND (can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân không tuân thủ…). Điều trị chỉ được ngừng trong 2,8% trường hợp do các lý do liên quan đến 1PWD (ví dụ: kích ứng, phản ứng dị ứng hoặc sự thấm ướt). Kết quả cho thấy rằng sử dụng WOUND kết hợp với băng thứ cấp đơn giản là một chiến lược điều trị hiệu quả cho phần lớn các vết thương cấp tính và mãn tính.

Các chuyên gia tham gia vào nghiên cứu của bác sĩ Hunziker báo cáo rằng 57 trong số 105 trường hợp (54%), giai đoạn tạo mô hạt khi sử dụng WOUND nhanh hơn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Läuchli và cộng sự (2014) đã so sánh kết quả nghiên cứu quan sát của họ khi sử dụng WOUND với kết quả được báo cáo trong tài liệu điều trị tiêu chuẩn (y văn). Theo báo cáo, trung bình phải mất 13 tuần để vết thương lộ xương trên da đầu được đóng hoàn toàn khi áp dụng băng vết thương hiện đại (Becker và cộng sự, 1999), và Läuchli và cộng sự (2014) báo cáo thời gian trung bình để đóng thành công vết thương đầu lộ xương là 8,1 tuần khi sử dụng WOUND, trong đó có một dấu hiệu rõ ràng về tốc độ tạo hạt liên quan đến điều trị với WOUND.

Lenz và cộng sự (2015) đã so sánh những kết quả nghiên cứu quan sát của họ khi sử dụng WOUND với những kết quả được báo cáo trong tài liệu y văn về việc sử dụng băng vết thương thường quy để điều trị vết thương xoang lông. Theo tài liệu y văn, trung bình phải mất 64-91 ngày để vết thương xoang lông đóng lại khi áp dụng băng vết thương hiện đại, trong khi Lenz và cộng sự (2015) báo cáo thời gian trung bình để vết thương xoang lông đóng thành công là 48 ngày khi sử dụng WOUND, cùng với tác dụng hỗ trợ cho tốc độ tạo hạt của sản phẩm này.

WOUND – Lựa chọn đầu tiên về tính tiện dùng và tự chăm sóc

Ưu điểm của phương pháp chăm sóc vết thương đơn giản với WOUND như sau:

– Giảm số lần đến phòng khám ngoại trú do khả năng tự thay băng của bệnh nhân hoặc thành viên gia đình khi sử dụng WOUND.
– Không cần sử dụng các sản phẩm để bảo vệ mép vết thương và cải thiện tình trạng của da quanh vết thương.
– Giảm số lần loại bỏ các tế bào chết (mở ổ) (Eggenberger, 2013).
– Giảm số lần làm sạch vết thương bằng dung dịch sát trùng (Eggenberger, 2013).

Việc áp dụng WOUND kết hợp với một băng thứ cấp đơn giản giúp cải thiện khả năng tự quản lý vết thương. Herzig và cộng sự (2014) cho thấy trong số 174 bệnh nhân được điều trị với WOUND trên 12 tháng, 163 bệnh nhân (94%) hoặc một thành viên trong gia đình có thể thực hiện thay băng giữa các lần khám bệnh ngoại trú hàng tuần hoặc hai tuần một lần. Läuchli và cộng sự (2012) đã xác nhận kết quả này, quan sát thấy tỷ lệ tự quản lý là 80% ở những bệnh nhân có vết thương da đầu sau phẫu thuật với phần xương lộ ra sau khi cắt bỏ khối u.

Nhìn từ một số ca lâm sàng của WOUND

Chuyên gia chăm sóc vết thương Stuart Elliott, St Mary’s Hospital, Isle of Wight, Anh Quốc, đã thực hiện một số ca nghiên cứu tình huống của WOUND để làm nổi bật ứng dụng lâm sàng của sản phẩm mới này.

Ca lâm sàng 1:
Một người đàn ông 58 tuổi bị bệnh đa xơ cứng và phải ngồi xe lăn đã trải qua cuộc phẫu thuật 12 tháng 18 ngày trước đó và có một vết thương sau phẫu thuật ở giữa bụng đã tồn tại hơn 12 tháng (Hình 2a). Điều này được nhóm phẫu thuật chẩn đoán là bị tách vết thương sau phẫu thuật. Kích thước vết thương là 13,5 x 9cm.

Bệnh nhân đã được đội y tá chăm sóc vết thương tại nhà bằng cách dùng phương pháp trị liệu hút áp lực âm trong 4 tháng đầu tiên sau phẫu thuật, tiếp theo là điều trị bằng băng vết thương chitosan mỗi ngày hoặc cách 1 ngày, tùy thuộc vào mức độ tiết dịch. Kem bôi bảo vệ được thoa lên vùng mép vết thương/vùng da xung quanh vết thương, và băng vết thương polymer siêu thấm được sử dụng làm băng gạc thứ cấp. Y tá phải thay băng mỗi ngày và mỗi lần thay mất trung bình khoảng 25 phút.
Xịt WOUND hàng ngày được áp dụng trong 2 tháng sau khi vết thương của bệnh nhân không có hiệu quả với phác đồ điều trị hiện tại. Mỗi lần điều trị với WOUND mất khoảng 10 phút, kết hợp với băng thứ cấp được cố định bằng keo dính.

Sau 2 tuần điều trị, vợ của bệnh nhân đã tiếp nhận xịt WOUND từ y tá để có thể tự chăm sóc (đội y tá chỉ cần đến thăm khám hai lần một tuần). Vùng da quanh vết thương ít bị tổn thương hơn và lượng dịch tiết giảm xuống (Hình 2b và 2c). Ngoài ra, bệnh nhân đã được bác sĩ đa khoa kê nhiều đợt kháng sinh cho những trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng vết thương, nhưng không cần dùng kháng sinh nữa khi bắt đầu điều trị với WOUND. Việc đóng vết thương hoàn toàn đạt được trong 55 ngày (Hình 2d).

Hình 2a: Tách vết thương sau phẫu thuật trước khi dùng WOUND

Hình 2b: Sau 20 ngày dùng WOUND

Hình 2c: Sau 35 ngày dùng WOUND

Hình 2d: Vết thương hoàn toàn đóng sau 55 ngày

Ca lâm sàng 2:

Một phụ nữ 38 tuổi bị nứt đốt sống phải ngồi xe lăn đã bị loét tì đè ở lưng dưới 10 tháng trước đó, kích thước vết thương là 8,2 x 7,8 cm (Hình 3a). Vết thương này đã tái phát ba lần trong 4 năm qua và bệnh nhân được điều trị tại nhà.
Việc điều trị bao gồm băng vết thương trực tiếp hydrofibre và băng gạc xốp như là băng thứ cấp. Mặc dù vết thương ở một vị trí khó tiếp cận, nhưng liệu trình này rất đơn giản và do đó không mất nhiều thời gian để hoàn thành việc thay băng; tuy nhiên, nó không tạo ra bất kỳ chuyển biến đáng chú ý nào về tiến trình lành thương. Do đó buộc phải thay đổi liệu pháp khác.

Điều trị bằng xịt WOUND dùng một lần mỗi ngày đã được tiến hành và bệnh nhân báo cáo rằng cảm thấy thoải mái hơn so với các loại băng đã sử dụng trước đó (Hình 3b). Sau khi được hướng dẫn, các thành viên trong gia đình bệnh nhân có thể tự sử dụng WOUND, và việc thăm khám của y tá giảm từ mỗi ngày xuống còn ba lần một tuần. Mặc dù việc đóng vết thương hoàn toàn chưa đạt được vào thời điểm bài nghiên cứu này, các cải thiện đáng kể đã được quan sát thấy ở tất cả các khía cạnh vết thương, và kích thước vết thương đã giảm xuống còn 6,2 x 5,1 cm (Hình 3c). Việc điều trị vẫn đang tiếp tục.

Hình 3a: Trước khi điều trị bằng WOUND

Hình 3b: Vào ngày thứ 12 của điều trị với WOUND

Hình 3c: Vào ngày 25 điều trị với WOUND

Ca lâm sàng 3:

Một người đàn ông 51 tuổi tách vết thương sau phẫu thuật trên vùng bụng chưa lành trong 3 năm qua (Hình 4a). Bệnh nhân là một người hút thuốc và có chỉ số BMI là 36. 3 năm trước, bệnh nhân đã trải qua một cuộc phẫu thuật vì tắc ruột.
Bệnh nhân đã được điều trị vết thương này tại nhà. Loại băng vết thương trực tiếp được sử dụng là loại băng xốp, không sử dụng kem bảo vệ hoặc băng thứ cấp. Y tá phải thay băng hàng ngày.

Bắt đầu điều trị bằng xịt WOUND mỗi ngày một lần. Số lần thăm khám của y tá đã giảm xuống còn hai lần một tuần và bệnh nhân tiếp tục tự chăm sóc tại nhà bằng cách sử dụng WOUND trong những ngày còn lại. Trong trường hợp này, vết thương không liền hoàn toàn tại thời điểm bài nghiên cứu, nhưng kích thước vết thương, hầu như không thay đổi trong 3 năm qua, đã giảm từ 4,5 x 3,5 cm xuống 1,2 x 1 cm (Hình 4b và 4c). Ngoài ra, bệnh nhân cho biết ít bị kích ứng vùng xung quanh vết thương khi dùng WOUND so với băng xốp đã sử dụng trước đó. Việc điều trị vẫn đang tiếp tục.

Hình 4a: Trước khi dùng WOUND

Hình 4b: Sau 14 ngày dùng WOUND

Hình 4c: Sau 48 ngày dùng WOUND

Nhìn tổng quan từ một nghiên cứu về WOUND của Northumberland Healthcare NHS Trust/Anh Quốc

Một dự án hợp tác đã được thiết lập giữa nhóm nghiên cứu về vết thương tại Healthcare NHS Trust và Kerecis AG/Thụy Sĩ (tiền thân là Phytoceuticals SA, nhà sản xuất WOUND/1PWD), với mục đích đánh giá việc sử dụng WOUND ở bệnh nhân có vết thương cấp tính và mãn tính. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá xem liệu việc sử dụng WOUND có giúp thay băng đơn giản để tự chăm sóc vết thương, giảm tần suất thăm khám của y tá và đơn giản hóa việc thay băng hay không, với tiến độ lành vết thương tương đương hoặc tốt hơn so với điều trị chăm sóc vết thương tiêu chuẩn.

Các loại vết thương được đưa vào đánh giá là vết loét ở chân, vết loét do tì đè độ 2, vết thương sau phẫu thuật và vết thương do chấn thương. 10 bệnh nhân được cho là phù hợp để tự chăm sóc với WOUND hàng ngày đã được tuyển chọn. Những bệnh nhân này đã được cung cấp các mẫu đơn đồng ý có chữ ký để tham gia vào nghiên cứu này. Các bệnh nhân trong độ tuổi từ 52–92, và 3 người bị loét chân, một người bị vết thương sau phẫu thuật, 5 người bị chấn thương và một người bị loét tì đè. Ở mức cơ bản, các thông số sau được đánh giá bởi các bác sĩ lâm sàng:

■ Khoảng thời gian vết thương
■ Kích thước / diện tích vết thương
■ Phác đồ điều trị vết thương trước đó
■ Thuốc giảm đau, nếu được sử dụng
■ Tần suất thay băng do y tá thực hiện tại phòng khám ngoại trú hoặc tại nhà của bệnh nhân.

Các bệnh nhân được đào tạo về cách sử dụng WOUND và được hướng dẫn sử dụng hàng ngày tại nhà và ghi lại thời gian thay băng. Hàng tuần, họ đến thăm y tá trong nhóm nghiên cứu và được ghi nhận lại về tình trạng vết thương, kích thước và thời gian thay băng. Vết thương được điều trị cho đến khi đóng hoàn toàn hoặc tối đa là 8 tuần.

Y tá và bệnh nhân được yêu cầu đánh dấu vào ô trống hoặc chấm điểm cho các câu hỏi sau:

■ An toàn: bạn có quan sát thấy bất kỳ biến cố nghiêm trọng hoặc phản ứng bất lợi nào trong quá trình điều trị với WOUND không?
■ Hiệu suất: so với kinh nghiệm lâm sàng của bạn, bạn đánh giá thế nào về thời gian đóng vết thương?
■ Hiệu quả: so với kinh nghiệm lâm sàng của bạn, tổng thời gian cần thiết để thay băng là bao lâu?
■ Tính đơn giản hóa cho các chuyên viên y tế: bạn đánh giá thế nào về sự tiện dùng khi xịt WOUND?
■ Tính đơn giản hóa cho bệnh nhân: yêu cầu bệnh nhân đánh giá việc về sự tiện dùng khi xịt WOUND.
■ Có thể giảm tần suất thay băng của chuyên viên y tế không?
■ Ấn tượng chung về hiệu quả sản phẩm của chuyên gia điều trị vết thương.

Kết quả cho thấy số lần thay băng của y tá đã giảm ít nhất 50% so với trước khi bắt đầu sử dụng WOUND (Hình 5). Hơn nữa, kết quả chỉ ra rằng 8/10 vết thương đóng trong tuần thứ 8, một vết không thay đổi và một vết có cải thiện (Bảng 1). Có 7 trong số 10 trường hợp, hiệu suất của WOUND được y tá trong nhóm nghiên cứu cho là nhanh hơn so với kinh nghiệm lâm sàng trước đây của họ cho cùng một loại vết thương: Tất cả 10 bệnh nhân hoặc người thân của họ đều báo cáo rằng họ thấy WOUND dễ dàng và số điểm tổng thể của y tá chuyên khoa khi xem xét hiệu quả sản phẩm, hiệu quả chi phí và tính dễ sử dụng, là trung bình 9/10.

Do đó, thử nghiệm này cho thấy WOUND có khả năng giảm ít nhất 50% số lần thay băng của các y tá. Sản phẩm được dung nạp tốt bởi tất cả những người tham gia và dường như phù hợp với những bệnh nhân trong nhiều độ tuổi, những người cảm thấy dễ dàng sử dụng sản phẩm. Hơn nữa, hiệu quả của WOUND được y tá chuyên khoa đánh giá là nhanh hơn so với các loại băng được sử dụng trước đây trong 70% trường hợp.

Hình 5: Giảm số lần thăm khám của chuyên viên y tế khi sử dụng WOUND (1PWD)

Bảng 1: Kết quả từ nghiên cứu của Northumberland Healthcare NHS Trust

Kết luận của chuyên gia

Stuart Elliott, St Mary’s Hospital, Isle of Wight, Anh Quốc

“Khi nhu cầu về thời gian điều dưỡng và chăm sóc tăng lên, điều quan trọng là phải tìm được các sản phẩm hiệu quả, dễ sử dụng và được bệnh nhân sẵn sàng chấp nhận với tỷ lệ lành thương tương đương hoặc được cải thiện. Ở thị trường Anh Quốc, hiện chưa có một sản phẩm băng vết thương “tất cả trong một” và hiệu quả giúp bệnh nhân dễ dàng tự chăm sóc. WOUND có thể giúp giải phóng thời gian của nhân viên y tế bằng cách giảm tần suất thay băng do y tá/điều dưỡng hướng dẫn và cho phép bệnh nhân tự quản lý. WOUND đáp ứng tất cả các yêu cầu của một sản phẩm chăm sóc vết thương toàn diện và có lợi cho bệnh nhân ở chỗ nó làm giảm đau khi thay băng và tạo điều kiện để bệnh nhân có thể dễ dàng tự chăm sóc vết thương tại nhà”.